Kinh nghiệm khi thi công dát vàng

Dát vàng tuy không quá khó nhưng cần có kỹ thuật và sự khéo léo mới mang đến sản phẩm đẹp hoàn hảo.

Dát vàng hay còn gọi là thếp vàng là kỹ thuật trang trí dán lớp lá vàng rất mỏng lên trên các vật cần dát như đồ trang trí, tượng phật, phào chỉ nội thất…Theo cách thếp truyền thống dùng tay lấy từng lá vàng dán nhưng cũng có những cách thếp vàng bằng hóa học và điện lực hay còn gọi là mạ vàng. Song việc thếp những hoa văn chi tiết nhỏ cầu kì thì đều cần thực hiện dưới bàn tay khéo léo của con người.

Dát vàng nhà ở

Thi công dát vàng tưởng đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật thi công chính xác. Từng thao tác quét keo đến lấy lá vàng đều cần nhẹ nhàng, tỉ mẩn. Ngay cả việc dập lá vàng sao cho nhẵn mịn cũng đòi hỏi người thi công phải học hỏi đúc rút kinh nghiệm nhiều lần mới đạt đến độ hoàn hảo.

mâm trần dát vàng

HACOWA đã tổng hợp những lỗi mà người thợ thi công hay mắc phải trong những lần đầu dát vàng và cách thi công sao cho sản phẩm sau khi dát được bóng đẹp, bền màu.

1. Lựa chọn vật tư dát vàng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp các sản phẩm dát vàng như lá vàng, keo dát vàng, chổi các loại…Sản phẩm đa dạng từ trong nước đến nhập khẩu từ nước ngoài song người thi công dát vàng nên lựa chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp và chất lượng cao.

Lá vàng chính là vật tư quan trọng nhất trong dát vàng, thếp vàng. Người thợ nên chọn loại lá vàng mỏng, ánh đẹp, chất lượng tốt được nhập khẩu.

Lá vàng công nghiêp giá rẻ

2. Thời điểm dát vàng

Thời điểm dát vàng cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến độ bóng mịn của lá vàng sau khi dát. Thợ dát vàng nên chọn những hôm thời tiết khô ráo, nắng ấm dát vàng thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Những hôm trời nồm ẩm, mưa gió khiến keo lâu khô, kéo dài thời gian thi công, bụi vàng bám trên sản phẩm khó làm sạch hơn. Nhiều trường hợp dát vàng trong điều kiện độ ẩm cao khiến lá vàng bị xỉn màu, bề mặt lá vàng bị nhăn nheo mất thẩm mỹ.

3. Thời gian chờ keo khô

Hầu hết thợ dát vàng một vài lần đầu đều chưa căn chỉnh được thời gian khô của keo nên thường dẫn đến dát vàng sớm khi keo còn ướt. Chính vì dát vàng khi keo chưa khô đến độ nên lá vàng bị nhăn, xỉn màu.

Sau khi quét keo, ta cần đợi cho keo khô ở điều kiện bình thường đối với keo gốc dầu hoặc dùng máy sấy khô nếu dùng keo gốc nước. Thông thường nhà sản xuất sẽ chú thích thời gian keo khô đối với từng loại keo song còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết nữa. Keo khô đủ độ là sờ nhẹ vào thấy keo vẫn dính nhưng nhấc tay lên dễ dàng, keo không bị bám vào tay. Để cảm nhận được điều này thì người thợ dát vàng phải trải nghiệm vài lần mới biết được.

4. Phủ dầu bóng đúng lúc

Dầu phủ bóng bảo vệ lá vàng là loại chất lỏng được sử dụng sau khi hoàn tất các bước dát vàng với tác dụng bảo vệ bề mặt vàng, hạn chế các tác động vật lý làm xước hoặc bay lớp vàng. Người thợ lấy dầu bóng ra một lượng vừa đủ, pha với dung môi (nếu cần) rồi phun/quét lớp mỏng trên bề mặt vàng. Thời gian phù hợp để quét dầu bóng là sau khi dát vàng ít nhất 24h đồng hồ trong điều kiện thời tiết khô thoáng, nắng ráo. Nếu người thợ phủ dầu bóng quá sớm sẽ khiến lớp vàng bị xỉn màu.

dầu bóng bảo vệ lá vàng

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*