Kỹ thuật dát vàng công nghiệp

Kỹ thuật dát vàng đã ra đời hàng nghìn năm nay với rất nhiều công trình kiến trúc, đồ trang trí, tượng phật được dát vàng độc đáo. Tại Việt Nam, khoảng chục năm trở lại đây, trào lưu dát vàng công nghiệp trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Hàng trăm, hàng nghìn lâu đài, biệt thự với lối kiến trúc cổ điển hoặc tân cổ điển được dát vàng lộng lẫy.

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lá vàng công nghiệp ra đời thay thế lá vàng thật trong hầu hết các công trình nhà ở. Kỹ thuật dát vàng công nghiệp đơn giản, giá thành thì rẻ chỉ bằng 1/10 vàng thật nên được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên nếu bạn là người mới làm thì câu hỏi thi công dát vàng như thế nào cho đẹp và bền sẽ khiến bạn phải trăn trở. Trong bài viết này, Hacowa sẽ chia sẻ về kỹ thuật dát vàng công nghiệp giúp những bạn chưa từng dát vàng cũng có thể tự tay thực hiện được.

=>>> Xem thêm: Nguyên liệu dát vàng

Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt cần dát vàng

Dát vàng có thể thực hiện trên rất nhiều chất liệu như: thạch cao, nhựa, xi măng, gỗ, thủy tinh… Tuy nhiên, để cho lớp vàng được bóng đẹp và bền màu thì bề mặt phải được xử lý cho sạch sẽ, nhẵn mịn nhưng không quá trơn bóng. Điều này còn giúp cho lớp keo được bám chắc vào bề mặt. Nếu dát trên gỗ hoặc xi măng thì phải được phun một lớp sơn phủ trước khi quét keo.

Bước 2: Quét keo dát vàng

Dùng bút lông hoặc máy phun sơn phủ một lớp keo mỏng lên các vị trí cần dát vàng. Bạn cần khéo léo quét lần lượt hết các vị trí cần dát tránh để sót vì sau khi dát sẽ mất công phải phủ keo một lần nữa.

Trên thị trường có nhiều loại keo dát vàng, tùy thuộc loại keo mà có tỉ lệ pha dung môi khác nhau. Do vậy, cần pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dung môi ở đây có thể là nước hoặc xăng thơm hoặc dầu hỏa tùy vào loại keo bạn chọn.

Bước 3: Đợi keo khô

Khác với các loại keo dán khác trên thị trường, dòng keo chuyên dụng để dán lá vàng công nghiệp phải đợi keo khô nhất định mới có độ bám dính tốt nhất. Do đó, sau khi quét keo, bạn cần đợi một khoảng thời gian để keo khô bớt mới có thể dát vàng. Tuy nhiên, mỗi loại keo dát vàng lại có thời gian đợi keo khô khác nhau.

Nếu bạn dùng keo gốc nước thì ngoài việc để keo khô tự nhiên bạn có thể dùng máy sấy tóc để sấy khô. Điều này sẽ giúp keo khô nhanh, tiết kiệm thời gian thi công. Còn nếu bạn dùng keo gốc PU có pha xăng dầu thì bắt buộc phải để keo khô tự nhiên.

Cách để kiểm tra keo đã khô đủ độ để dát vàng là khi chạm nhẹ tay vào thấy keo dính nhưng không bám ra tay là được. Bạn cũng lưu ý là khi kiểm tra keo tay phải sạch sẽ không bám bụi và chỉ chạm nhẹ vào keo, tránh chạm nhiều lần sẽ làm giảm độ dính của keo.

Bước 4: Phủ lá vàng và dặm vàng

Sau khi keo đã khô đủ độ, nhẹ nhàng lấy lần lượt từng lá vàng phủ vào các vị trí đã quét keo. Cần phủ vàng kín hết bề mặt keo để tránh việc phải dát lại nhiều lần.

Dặm vàng: Dùng chổi lông có đầu lông mềm để dặm vàng, giúp vàng bám dính vào keo.

*  Lưu ý khi dặm vàng:

– Không dùng các loại chổi lông cứng sẽ làm xước lá vàng

– Với những vị trí hoa văn lồi lõm thì nên dặm chổi 1 lần, nếu thấy lá vàng vỡ ra làm hở bề mặt keo thì ngay lập tức lấy lá vàng khác phủ lên luôn.

– Khi dặm vàng bám dính hết vào keo rồi, dùng chổi xoay theo hướng đồng hồ để bề mặt vàng được bóng mịn.

Bước 5: Làm vệ sinh

Đây là bước đơn giản nhất trong quy trình dát vàng song nếu làm không chu đáo sẽ không cho ra sản phẩm sạch đẹp được. Bạn dùng chổi, máy hút bụi, bông tăm, máy hơi để làm vệ sinh, phủi sạch bụi vàng thừa trên sản phẩm. Những chỗ vàng bị lem ra bên ngoài thì dùng bông tăm nhúng vào xăng thơm tẩy nhẹ nhàng để tránh làm hỏng bề mặt lớp sơn.

Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ bụi vàng mà vẫn thấy có những vị trí cần dát vàng chưa dính vàng thì bạn quét keo lượt nữa, thực hiện lại từ bước 2.

Bước 6: Phủ bảo vệ lá vàng

Để lớp dát vàng được bảo vệ, hạn chế tác động ngoại lực làm xước bề mặt lá vàng và ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài có thể làm xỉn màu lá vàng thì bạn cần phủ một lớp bảo vệ. Trên thị trường hiện nay có hai dòng bảo vệ: 1 thành phần và 2 thành phần. Hacowa đang cung cấp loại phủ bóng 1 thành phần, có 2 dòng: gốc nước và gốc PU. Loại phủ bảo vệ này có thể dùng trực tiếp hoặc pha thêm dung môi theo tỉ lệ nhất định.

Quan trọng, để phủ bóng đạt được hiệu quả tốt nhất, bắt buộc phải để lớp dát vàng được khô ráo hoàn toàn (ít nhất 48h trong điều kiện môi trường khô ráo). Khuyến khích nên phủ bóng vào những ngày thời tiết tạnh ráo, độ ẩm thấp sẽ cho lớp vàng được bóng đẹp.

Trên đây là kỹ thuật dát vàng công nghiệp phổ biến hiện nay. Nếu có bất kì thắc mắc nào về kĩ thuật dát vàng, bạn hãy liên hệ cho Hacowa theo số hotline: 0773494952 – 0969919150 để được hỗ trợ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*